Việc chọn đúng loại giấy phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và không mất thời gian khi dùng máy photocopy phục vụ cho công việc. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về giấy photocopy.
Về khổ giấy dùng cho máy photocopy
Kích thước khổ giấy thường dùng cho các dòng máy photocopy gồm: A0: 841 x 1189mm, A1: 594 x 841mm, A2: 420 x 594mm, A3: 297 x 420mm, A4: 210 x 297mm, A5: 148 x 210mm.
Ngoài những khổ giấy thông thường trên thì còn có một số khổ giấy cũng thường hay sử dụng trong máy photocopy và máy in là các khổ giấy ngoại cỡ như:
– A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13
– B0, B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9, B10, B11, B12
– C0, C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8
Về định lượng giấy dùng cho máy photocopy
GSM là đơn vị đo lường viết tắt của cụm từ Gram Per Square Meter tính theo gram trên m2 của giấy in. Ví dụ : Giấy in 82 gsm là giấy có trọng lượng 82 gram/mét vuông. Đối với giấy in ảnh từ đơn vị gms có thể tính được độ dài của giấy.
Định lượng giấy g/m2 nghĩa là cân nặng của một tờ giấy với một diện tích là 1m2. Ví dụ: Giấy Duplex 500, có nghĩa là 1 tờ giấy 1m2 đó nặng 500g. Và dĩ nhiên, giấy D500 (Duplex 500) dày hơn giấy D300. Để tính định lượng giấy thì chỉ cần đem 1 ream giấy (500 tờ ) để tính chính xác vì giấy in nhẹ nên không thể tính chính xác khi đặt giấy từng tờ trên bàn cân.
Một tờ giấy in thông thường dùng cho máy photocopy có định lượng từ 70-80 gsm. Định lượng càng nhẹ thì giấy càng mỏng và rẻ hơn. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng giấy quả mỏng rất dễ phát sinh kẹt giấy, gây gián đoạn công việc và hao phí giấy.
Độ trắng của giấy dùng cho máy photocopy
Độ trắng là dải khuyếch tán phản xạ ánh sáng của giấy đối với tất cả các bước sóng trong dải quang phổ khả kiến, là thuật ngữ về ngoại quan. Còn độ sáng là hệ số phản xạ của màu xanh lơ nhạt ở bước sóng 457nm. Bạn cần biết độ sáng không phải là độ trắng. Tuy nhiên, độ sáng của các loại bột tham gia vào quá trình xeo giấy (quá trình tạo hình sản phẩm trên lưới) cho phép đo được độ trắng tối đa có thể đạt được khi nhuộm màu chính xác.
Các loại giấy ngày nay đa phần sản xuất từ bột giấy có pha trộn phụ gia hóa học hay bột giấy tái chế phải dùng hóa chất để làm tăng độ trắng sáng đánh lừa thị giác, gây hại cho mắt người sử dụng. Ưa chuộng nhất ở Châu Âu là trắng ngà – màu đảm bảo tốt cho mắt, trong khi đó ở Châu Á là trắng xanh. Chất lượng của giấy còn được đánh giá qua độ ẩm, độ mịn, tính ổn định của kích thước giấy… các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc kẹt giấy khi dùng máy photocopy để in ấn hay sao chụp. Quan niệm của người sử dụng là giấy dùng cho máy photocopy phải càng dày và trắng thì mới là giấy tốt nhưng thực chất chưa hẳn như thế vì độ dày hay mỏng được thể hiện qua định lượng của giấy đã nêu ở trên.
Cùng định lượng nhưng 2 loại giấy cho bạn cảm nhận khác nhau về độ dày là do giấy không cán chặt hai bề mặt, hay giấy làm từ bột pha tạp, sử dụng nhiều phụ gia hóa học và không làm từ 100% bột giấy. Những loại giấy này có độ xốp, chất lượng không ổn định, dễ thẩm thấu khi in hai mặt gây tốn mực, làm giảm tốc độ in ấn hay photocopy. Đồng thời, khi dùng còn phát tán bụi trong không khí. Bạn có thể kiểm chứng việc này khi dùng máy photocopy lâu ngày và thấy giấy để lại bụi trên bề mặt máy, một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư cho người tiếp xúc với bụi giấy thường xuyên.
Tham khảo sản phẩm giấy photocopy chất lượng từ Đoàn Hưng tại đây